Page 162 - Cuon 1
P. 162
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
nhận kháng cáo của Công ty J, giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa
án nhân dân thành phố B.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại
phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về đơn kháng cáo: Đơn kháng cáo của bị đơn Công ty J làm
trong thời hạn và đúng quy định của pháp luật nên được chấp nhận
để xem xét theo trình tự phúc thẩm.
[2] Về quan hệ pháp luật, thẩm quyền giải quyết, đương sự trong
vụ án: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định đúng và đầy đủ.
[3] Về nội dung: Qua chứng cứ có tại hồ sơ vụ án và lời trình bày
của các đương sự tại phiên tòa thể hiện: Công ty T có nhận cung
cấp dịch vụ chuyển phát cho Công ty J, từ thời điểm năm 2015 đến
tháng 7/2017 Công ty J đều thanh toán đầy đủ cho Công ty T. Tuy
nhiên từ hóa đơn phát hành ngày 07/8/2017 đến ngày 31/10/2017
tổng cộng 20 hóa đơn với tổng số tiền là 82.922.63đ Công ty J đã
không thanh toán cho Công ty T với lý do là Công ty T giao chậm
04 lô hàng của Công ty J. Xét lý do bị đơn chậm thanh toán tiền hóa
đơn cho nguyên đơn là không có cơ sở vì khi giao dịch với nhau
bên phía Công ty J đã thống nhất với các điều khoản cung ứng dịch
vụ của Công ty T đưa ra cụ thể bên phía Công ty T không có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại xảy ra trong trường hợp chậm gửi hàng do
lỗi khách quan là do hệ thống mạng toàn cầu của công ty T bị ảnh
hưởng do virut tấn công, bên phía nguyên đơn cũng đã giảm trừ tiền
cước đối với lô hàng bị chậm số tiền 784.300 đồng. Tại phiên tòa, bị
đơn cũng đã thừa nhận còn nợ nguyên đơn khoản tiền trên.
161