Page 156 - Cuon 1
P. 156
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
toán từ đối tác, hầu hết các doanh nghiệp lớn thường chọn giải pháp
Chuyển tiền điện tử hoặc các phương thức thanh toán “phi điện tử” (như
séc thông thường), hoặc thẻ mua hàng. Đối với các giao dịch xuất nhập
khẩu, doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức thanh toán quốc tế truyền
thống như dùng thư tín dụng (L/C) hoặc điện chuyển tiền (TTR). Với các
doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay, điều
cơ bản phải cân nhắc trước hết là sự sẵn có của dịch vụ và những tiện ích
của dịch vụ đó ở Việt Nam.
Một câu hỏi đặt ra là liệu thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp cũng dùng những hình thức thanh toán qua thẻ thanh toán,
thẻ thông minh và ví điện tử như trên? Câu trả lời với đa số trường hợp
là không,vì các giao dịch B2B thường có giá trị lớn, không thích hợp với
các phương thức trên. Thông thường, thanh toán trong các giao dịch B2B
thực hiện qua: Séc điện tử, Thẻ mua hàng, Thư tín dụng, hoặc chuyển
khoản.
Thư tín dụng là một cam kết của Ngân hàng để thanh toán cho người
bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người bán phải xuất
trình theo yêu cầu của L/C. Như vậy, thực hiện L/C thường có 5 bước:
phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận L/C, chuyển L/C và chiết khấu
(thanh toán) L/C. Hiện nay một số ngân hàng đã bắt đầu cung cấp thư tín
dụng điện tử với các bước trên được thực hiện trực tuyến. Điều này có
nghĩa là Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho phép nhà nhập khẩu soạn bản
thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân
hàng để kiểm tra và xử lý. L/C sẽ được phát hành chỉ trong vòng vài giờ.
Dịch vụ này cũng cho phép nhận được các L/C xuất khẩu và kiểm tra
chúng từ máy tính của nhà xuất khẩu và các chứng từ xuất trình có thể
là chứng từ điện tử.
155