Page 10 - Cuon 1
P. 10
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và
ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng
trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.
Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19,
thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở
thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong
khu vực Đông Nam Á. Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam,
năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8
tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con
số. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và
Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ
vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào
năm 2025.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên
sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối
mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt
Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh
của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị
trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình
thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra,
khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có
49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới
chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).
Đồng thời với đó, TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet để
mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn
cầu”, đồng thời, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới
thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế. Bên cạnh
đó, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh
thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
9