Page 14 - Cuon 1
P. 14
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
định nhằm triển khai, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể,
giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện
GDĐT chuyên ngành.
Luật GDĐT về khía cạnh dân sự, thương mại kế thừa phần lớn quy
định trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL. Do đó,
các quy định trong Luật được tương thích với pháp luật và thông lệ quốc
tế. Từ đó đóng góp quan trọng thúc đẩy hợp tác trong thương mại, tăng
cường hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện của nước ta.
Những yếu tố nêu trên là tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động hành
chính, thương mại, đóng góp quan trọng vào việc ổn định tình hình kinh
tế - xã hội của đất nước. Sau đây là kết quả phát triển và ứng dụng GDĐT
trong một số lĩnh vực điển hình:
Về quy mô, năm 2018, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện
với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Tuy chỉ có xuất phát điểm là xấp xỉ 4
tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong
3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT năm 2018 đã lên tới
khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp
tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 12 tỷ USD.
Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2016 - 2020, theo mục tiêu này, quy mô TMĐT bán lẻ
(B2C) sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Thói quen mua hàng của người
tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực. Từ việc chỉ quen
với giao dịch kinh doanh truyền thống, mặt đối mặt, được cầm, ngắm và
có thể được thử sản phẩm, thì nay họ đã dần tiếp cận và yêu thích hình
thức mua sắm trực tuyến.
13