Page 13 - Cuon 1
P. 13
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Chuyển đổi số quốc gia là tiến trình quốc gia phát triển công nghệ số,
tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số làm nền móng, kiến tạo thể chế và
thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi mặt của xã hội, giúp tăng mạnh năng
suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới. Nền kinh tế số được
vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các GDĐT tiến hành
thông qua Internet. Do vậy, GDĐT đóng vai trò tiên quyết khi thực hiện
chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Cùng với sự thay đổi đột phá về mô
hình hoạt động sẽ tạo ra thách thức lớn đối với khung pháp lý về GDĐT.
Đó là đối tượng giao dịch mới, mô hình giao tiếp mới, hệ sinh thái cung
cấp dịch vụ mới, công nghệ mới. Và cuối cùng là đòi hỏi về GDĐT tin
cậy, an toàn. Từ đó góp phần xây dựng “niềm tin” cho người dùng khi
tiến hành các giao dịch trên không gian mạng.
Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật GDĐT, thời điểm Việt Nam
chuẩn bị ký kết gia nhập Tổ thức Thương mại thế giới (WTO), bắt đầu
bước vào hội nhập sâu rộng. Luật GDĐT cùng với Luật CNTT đã tạo
hành lang pháp lý thuận lợi để bộ, ngành và địa phương triển khai ứng
dụng GDĐT, CNTT trong quá trình tin học hóa hoạt động của cơ quan,
trên địa bàn. Một số yếu tố tạo nên thành công, đóng góp cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của đất nước như sau:
Luật GDĐT đã ghi nhận giá trị pháp lý của GDĐT bao gồm: thông
điệp dữ liệu tương đương văn bản giấy, chữ ký điện tử tương đương với
chữ ký tay trong giao dịch trên giấy truyền thống. Đây là cơ sở pháp lý
để triển khai các giao dịch hành chính, dân sự trên môi trường điện tử và
được xã hội công nhận. Đồng thời, các ngành, lĩnh vực từ đó xây dựng
quy định hướng dẫn tạo thuận lợi cho các giao dịch dân sự, thương mại
và giảm thiểu thủ tục hồ sơ hành chính.
Luật GDĐT đã tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác công nhận giá trị pháp lý GDĐT tương đương giao dịch
truyền thống trong pháp luật chuyên ngành. Từ đó, ban hành các quy
12