Page 15 - Cuon 1
P. 15
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2019, cả nước
hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220 ngàn
chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động. Các giao
dịch kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai
bảo hiểm xã hội điện tử đều được ký số, giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức
của doanh nghiệp, người dân khi thực hiện giao dịch. Quy mô thị
trường thương mại điện tử năm 2018 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, bao
gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải
trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số
hoá khác.
Trong thời đại Công nghiệp 4.0 cùng sự trợ giúp của kết nối
Internet, Email (thư điện tử) đóng vai trò quan trọng trong việc
giao dịch, trao đổi thông tin, kết nối giữa con người, doanh nghiệp
và các tổ chức với nhau.
Từ đầu tháng 2 năm 2020 kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng
nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn cao điểm
phòng chống dịch với sự phong toả toàn diện hầu hết các hoạt động
kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo triển
khai kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả.
- Người tiêu dùng thay đổi hành vi
Dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng
và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn.
Trong giai đoạn cao điểm của dịch, đây là kênh duy nhất để tiếp
cận tới một số hàng hoá và dịch vụ. Người tiêu dùng cũng hạn chế
việc dùng các sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Việt Nam theo dõi rất sát tình
14