Page 12 - Cuon 1
P. 12
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, y tế số, giáo dục
số, thanh toán không dùng tiền mặt, TMĐT và kinh tế số. Đây cũng là cơ
hội hướng dẫn, từng bước phổ cập kỹ năng số cho đông đảo người dân, là
lực lượng chính sử dụng các dịch vụ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
trong tương lai. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra,
nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch, v.v. Chính
phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực thúc đẩy quá trình này. Khu vực
tư nhân, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng còn
chưa nhận thức đúng vai trò của chuyển đổi số.
Đảng và Nhà nước ta nhận định chủ động tham gia cuộc CMCN
4.0, phát triển kinh tế số là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ngày
27/9/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Trong đó xác định mục tiêu tổng quát: “Tận dụng có hiệu
quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để
thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát
triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa
học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao
chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong
định hướng phát triển kinh tế số của đất nước, triển khai Nghị quyết
52-NQ/TW, Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình
xác định chuyển đổi số theo 3 trụ cột là kinh tế số, xã hội số và chính
phủ số.
11