PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Ngày Sở hữu trí tuệ (SHTT) 26/4 năm ngoái, Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) phát đi thông điệp “Sở hữu trí tuệ và Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường”.
Để đảm bảo an toàn khi bước chân ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp không chỉ cần xác định chiến lược bảo hộ nhãn hiệu ngay từ đầu mà còn phải “trông nom” nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh.
Ở Việt Nam, thực tiễn trong việc bảo hộ quyền SHTT trong những năm gần đây càng cho thấy tầm quan trọng của nó, nhất là trong xu thế hội nhập. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo ra và phát triển những nhãn hiệu được công nhận rộng rãi ở thị trường trong nước và ở thị trường nước ngoài, một số nhãn hiệu điển hình như: bánh phồng tôm “Sa Giang”, cà phê “Trung Nguyên”, giày dép “Biti’s”, kẹo dừa “Bến Tre”, nước mắm “Phú Quốc”,…
Nhận thức được tầm quan trọng của SHTT, bên cạnh các quy định về bảo hộ và thực thi về quyền SHTT, Việt Nam còn ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến SHTT, tạo dựng và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Để trang bị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa các vấn đề pháp lý cần thiết về Sở hữu trí tuệ khi gia nhập thị trường, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Tư pháp) phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực thực hiện tài liệu "PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM".
Kính mời quý Doanh nghiệp và bạn đọc tham khảo qua link đính kèm
Ý kiến của bạn