Hội thảo “Triển khai thực hiện nhiệm vụ đề xuất sáng kiến CCTTHC trong lĩnh vực PMTS đảm bảo và xử lý nợ xấu.”

(VINASME) - Ngày 9/10/2015 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)Việt Nam và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đồng chủ trì Hội thảo về Phát mại tài sản đảm bảo và xử lý nợ xấu.

(VINASME) - Ngày 9/10/2015 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)Việt Nam và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) đồng chủ trì Hội thảo về Phát mại tài sản đảm bảo và xử lý nợ xấu.

Tham dự hội thảo có đồng chí Tô Hoài Nam - Thành viên Ban Cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, đồng chí Đỗ Thái Hà - Phó Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp.


Đồng chí  Tô Hoài Nam - 
Thành viên Ban Cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam và đồng chí Đỗ Thái Hà - Phó Cục trưởng Cục Cải cách thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo. Ảnh: Thế Hiển.
 
Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị phía Hiệp hội DNNVV Việt Nam và phía Cục Kiểm soát TTHC, lãnh đạo một số Hiệp hội/Hội địa phương, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Công ty quản lý tài sản - VAMC, một số ngân hàng thương mại Trung ương, địa phương, Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Viện Kiểm soát NDTC, Hội luật gia Việt Nam, Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, một số công ty luật trên địa bàn Hà Nội và một số đơn vị thông tấn báo chí đưa tin.

Tại hội thảo, TS Phạm Ngọc Long - Viện trưởng Viện Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn vị trực thuộc Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, việc xử lý nợ xấu thông qua phát mại tài sản đảm bảo hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. 

Cụ thể, theo TS Phạm Ngọc Long, các vướng mắc trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp gặp phải nhiều nhất thường là các vấn đề có liên quan đến môi trường pháp lý và thủ tục hành chính. 

Kế đến là sự phối hợp còn thiếu thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp cũng như hiệu lực pháp luật-hiệu quả thực thi chưa cao. Ngoài ra, một số trở ngại khác lại liên quan đến các hoạt động xác định tài sản đảm bảo ban đầu và bảo vệ quyền lợi bên phải thi hành án.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến phát biểu cho rằng, các cơ quan tư pháp liên quan cần phải phối hợp tốt hơn, tiếp sau đó là hoạt động CCTTHC cũng như nâng cao hiệu lực pháp luật, hiệu quả triển khai. 

Các đại biểu nhấn mạnh về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, việc xác định tình trạng tài sản đảm bảo cần phải được quan tâm ngay từ ban đầu. Không chỉ có vậy, cơ sở pháp lý cũng cần cải thiện để có thể bảo vệ cả quyền lợi người vay/bên được bảo đảm. 
 
 


Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV/VINASME)

Tập trung các kiến, ông Phạm Ngọc Long đưa ra đề xuất, Quốc hội, Chính phủ cần sớm sửa đổi, bổ sung hướng dẫn đồng bộ các quy định trong Luật đất đai, Luật dân sự cũng như các Quyết định, Nghị định về bảo đảm tiền vay theo hướng cho phép tổ chức tín dụng được quyền cưỡng chế, thu giữ, phát mại tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu. 

“Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng các cơ chế phối hợp với cơ quan công chứng, cơ quan tố tụng trong việc thúc đẩy quá trình xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ. Trong trường hợp phải xử lý nợ đối với khách hàng, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép các tổ chức tín dụng chuyển nợ thành vốn góp vượt giới hạn góp vốn mua cổ phần theo quy định tối đa hiện nay là 11%,” ông Long nhấn mạnh.

Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ phản ảnh thường xuyên về những khó khăn vướng mắc trong phát mại tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu giữa ngân hàng và doanh nghiệp thông qua một số hội thảo có quy mô lớn hơn. Qua đó, các bên mới có thể tìm ra các nguyên nhân gây trở ngại và kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ, can thiệp tháo gỡ có hiệu quả. Thông qua Hội thảo, đồng chí Tô Hoài Nam kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tư pháp cần thiết lập các quy chế phối hợp để có thể tháo gỡ nhanh hơn những khó khăn trong lĩnh vực phát mại tài sản đảm bảo cũng như xử lý nợ xấu, giúp cộng đồng doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng nợ xấu, mạnh dạn vay vốn đầu tư và được các ngân hàng thương mại tin tưởng cho vay trở lại để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh./.

 
Thế Hiển

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác