Đồng Nai: Sẽ thực hiện 54 đề án khuyến công năm 2010

Năm 2009, Trung tâm khuyến công Đồng Nai đã mở lớp tập huấn chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch cho 84 người tại huyện Xuân Lộc.

Năm 2009, Trung tâm khuyến công Đồng Nai đã mở lớp tập huấn chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch cho 84 người tại huyện Xuân Lộc.

Trung tâm còn tổ chức Hội nghị tập huấn chế biến cồn điều tại huyện Tân Phú cho 110 lượt người; tổ chức lớp tập huấn cho 45 cán bộ khuyến công các huyện; đào tạo may công nghiệp cho 300 học viên của Công ty may Đồng Nai; đào tạo may trang phục Nhật Bản (Kimono) cho Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Hoàng Anh – huyện Xuân Lộc với 150 học viên tham gia; đào tạo nghề mây, tre đan cho 100 học viên Hợp tác xã Tân Hiệp – TP. Biên Hòa và 150 học viên Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Định Quán; đào tạo nghề gỗ mỹ nghệ cho 55 học viên tại huyện Xuân Lộc v.v...

Được biết, chương trình trên được triển khai với nguồn kinh phí khuyến công ước thực hiện là trên 2 tỷ đồng, trong đó khuyến công quốc gia là 405 triệu đồng và khuyến công địa phương là 1,597 tỷ đồng. Kết quả đã có 36 doanh nghiệp đưa thông tin lên mục giao thương của Trung tâm Khuyến công, tạo điều kiện cho 5 doanh nghiệp tham dự diễn đàn giới thiệu cơ hội kinh doanh với đoàn doanh nghiệp vùng Kansai Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh; tổ chức phát động và chấm giải cuộc thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công mỹ nghệ năm 2009; triển khai xét tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đem nghề mới về địa phương; hỗ trợ đoàn khảo sát, tìm hiểu thị trường tại 3 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước; hỗ trợ trình diễn kỹ thuật sản xuất và xử lý rượu và trình diễn kỹ thuật lò sấy sản phẩm mây tre đan.

Hiện nay, Trung tâm đang tiếp tục triển khai điểm cơ khí sửa chữa tại thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc, đồng thời tiếp tục tuyên truyền hoạt động khuyến công trên các phương tiện thông tin đại chúng và mời gọi các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm; tư vấn hỗ trợ xây dựng 2 đề án trình diễn kỹ thuật bóc vỏ lụa hạt điều cho cơ sở chế biến hạt điều. Ngoài ra, Trung tâm đang tiếp tục thực hiện các Chương trình phát triển mạng lưới cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010; Đề án Khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010.

Năm 2010, Trung tâm dự kiến cần nguồn kinh phí khoảng 1,4 tỷ đồng để thực hiện 54 đề án, chương trình. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia là 425,8 triệu đồng để thực hiện 9 đề án; khuyến công địa phương là 711,2 triệu đồng để thực hiện 44 đề án; ngân sách tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng để thực hiện 2 đề án xây dựng hạ tầng kỹ thuật làng nghề.

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác