Page 198 - Cuon 4
P. 198

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                    -  Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an
               toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh
               lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất
               và nơi làm việc;

                    -  Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng
               dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;

                    -  Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo
               hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp
               thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và
               nơi làm việc;

                    -  Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm
               về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của
               máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

               đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
                    b) An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:

                    -  Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động
               tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

                    -  Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của
               an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm

               vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
                    -  Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành
               công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động
               của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

                    -  Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện

               pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự
               cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
                    -  Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

               phương pháp hoạt động.
                    Thực hiện chế độ tự kiểm tra của cán bộ quản lý ở cơ sở kết hợp với tự

               kiểm tra giám sát của quần chúng, hình thành mạng lưới kiểm tra rộng khắp là
               biện pháp tích cực để ngăn chặn TNLĐ, BNN.





                                                                                            197
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203