Page 197 - Cuon 4
P. 197
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Hàng năm kiểm tra, giám sát MTLĐ; quản lý hồ sơ VSLĐ của cơ sở; đề
xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện ĐKLĐ và nâng cao sức khỏe cho
NLĐ;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu
định lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc
trong ĐKLĐ có hại đến sức khỏe;
- Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe, thương
tật cho NLĐ bị BNN, TNLĐ;
- Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ,
ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của NLĐ; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ
đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành;
- Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, BNN của NLĐ đối
với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).
* Quyền hạn của bộ phận Y tế.
- Được các quyền hạn tương tự như bộ phận ATLĐ;
- Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương
hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
4. Mạng lưới ATVSLV.
Không phải tất cả cơ sở có sử dụng lao động đều phải thành lập mạng lưới
ATVSV. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất
một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. ATVSV được NLĐ
trong tổ bầu ra. NSDLĐ và Ban Chấp hành cơ sở phối hợp xét chọn ATVSV và
NSDLĐ ra quyết định công nhận. Theo quy định của pháp luật, ATVSV hoạt
động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc
người đại diện tập thể NLĐ, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới an
toàn - vệ sinh viên” do NSDLĐ ban hành.
a) ATVSV có nghĩa vụ:
- Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp
hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị
an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc
chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
196