Page 195 - Cuon 4
P. 195
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Kiểm tra MTLĐ, an toàn thực phẩm (nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công
nghiệp); theo dõi tình hình bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp;
- Đề xuất với NSDLĐ các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.
- Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ trong
phạm vi cơ sở lao động;
- Đề xuất với NSDLĐ biện pháp khắc phục các tồn tại về ATVSLĐ.
* Quyền hạn của bộ phận ATVSLĐ.
- Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc
có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi
phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ để thi hành các biện pháp bảo đảm ATLĐ,
đồng thời phải báo cáo NSDLĐ về tình trạng này.
- Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết
hạn sử dụng.
- Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ TNLĐ theo quy
định pháp luật hiện hành.
- Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình SXKD
và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ.
- Tham gia góp ý về lĩnh vực ATVSLĐ tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch
SXKD, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong
việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.
- Tổng hợp và đề xuất với NSDLĐ giải quyết các đề xuất, kiến nghị của
các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của NLĐ.
- Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen
thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác ATVSLĐ.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc
không thành lập được bộ phận an toàn, vệ sinh lao động theo quy định thì phải
thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các
nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Bộ phận Y tế.
Trong tất cả doanh nghiệp phải tổ chức bộ phận y tế hoặc người làm công
194