Page 120 - Cuon 4
P. 120

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
                                                               MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



               mình, NSDLĐ phải tổ chức triển khai huấn luyện theo nội dung quy định tại
               Luật An toàn vệ sinh lao động, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và 140/2018/
               NĐ-CP của Chính phủ.

                    ◆ Theo Điều 14 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

                    Công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động được quy định tại như sau:

                    Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác
               an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong
               cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao
               động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng
               nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.

                    Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ
               về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến
               thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.

                     Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công
               việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn
               trước khi bố trí làm công việc này.

                     Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn
               luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
               về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.

                    Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại
               khoản này khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ
               do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
               trong từng thời kỳ.

                     Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về

               chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động khác,
               người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm
               việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về
               bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí
               công việc được giao.

                     Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phải phù hợp với đặc điểm,
               tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây
               khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của




                                                                                            119
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125