Page 121 - Cuon 4
P. 121

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn
             luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung
             về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội
             dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.

                   Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục
             công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi có ý kiến
             của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

                   Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là đơn vị sự nghiệp công
             lập, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
             theo quy định của pháp luật đầu tư và Luật này.

                  Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các
             đối tượng nêu trên thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức
             huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

                   Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ
             sở vật chất, kỹ thuật, tiêu chuẩn về người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động,

             trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ
             điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định;
             việc huấn luyện, tự huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

                  ◆ Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 (sửa đổi,
             bổ sung tại Nghị định số 140 ngày 08 tháng 10 năm 2018), từ  Điều 17 đến
             Điều 32:

                  Công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động được quy định như sau:
                  a/ Đối tượng, nội dung và yêu cầu chung trong hoạt động huấn luyện.

                  * Đối tượng:

                  Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
             bao gồm:

                   + Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi
             nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc
             phân xưởng hoặc tương đương;

                  + Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an
             toàn, vệ sinh lao động.





             120
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126