Page 119 - Cuon 4
P. 119

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
             về ATLĐ thuộc thẩm quyền Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý).

                  - Thực hiện lưu hồ sơ kiểm định: Biên bản kiểm định, giấy chứng nhận
             kiểm định, hồ sơ kỹ thuật đối tượng kiểm định. Dán tem kiểm định trên đối
             tượng kiểm định.

                  - Khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương
             trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại
             máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật
             chuyên ngành có quy định khác.

                  - Xây dựng quy trình hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố kỹ thuật, ban hành,
             treo dán tại đối tượng, kiểm định.

                  - Người sử dụng, sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu
             nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải được đào tạo nghề, huấn luyện ATVSLĐ phù
             hợp với yêu cầu của pháp luật.

                  7. Huấn luyện ATVSLĐ.

                  Huấn luyện ATVSLĐ là hoạt động  giảng dạy, hướng dẫn và phổ biến kiến
             thức về ATVSLĐ. Huấn luyện là một yêu cầu cơ bản đối với tất cả mọi nơi
             làm việc nhằm đạt được thành công trong việc thực hiện các mục tiêu và định
             hướng ATVSLĐ, bao gồm huấn luyện kiến thức chung và huấn luyện chuyên

             sâu.
                  Mục đích của việc huấn luyện ATVSLĐ là tăng cường nhận thức của NLĐ
             đối với các vấn đề ATVSLĐ, có thể giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe của
             chính bản thân và của những người khác tại nơi làm việc, đồng thời hỗ trợ xây

             dựng văn hóa an toàn. Thông qua quá trình huấn luyện, các nhà quản lý, các
             cán bộ giám sát và NLĐ sẽ có thể hiểu rõ và ứng phó với các nguy cơ ở nơi
             làm việc. Không xét đến quy mô của tổ chức, huấn luyện nên được sử dụng
             như một công cụ để ngăn ngừa các tai nạn và thương tích, bệnh tật có thể xảy
             ra ở nơi làm việc. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về việc phê duyệt
             và phân bổ nguồn lực huấn luyện. Nhà quản lý chịu trách nhiệm về việc phê
             duyệt và phân bổ nguồn lực đào tạo.

                  Tất cả NLĐ, NSDLĐ và người làm công tác ATVSLĐ đều phải tham gia
             vào các chương trình huấn luyện về ATVSLĐ. Trong phạm vi trách nhiệm của





             118
   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124