Page 11 - Cuon 4
P. 11

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  ◆ Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2021, trong
             định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 ghi rõ “Giữ vững an ninh chính

             trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh
             mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”. Điều này càng được thể hiện rõ trong
             đại dịch COVID-19 vừa qua với phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

             “Với tinh thần chống dịch như chống giặc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là
             trên hết, trước hết”.

                  Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
             với phương châm “Lấy phòng ngừa làm nguyên tắc ưu tiên trong quản lý an

             toàn, vệ sinh lao động”, công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
             được thực hiện thông qua ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các tiêu
             chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, các quy định về quản lý

             và các chế độ cụ thể nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, tính mạng và sức khỏe
             cho người lao động.

                  Sau 8 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư

             về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
             và hội nhập quốc tế và hơn 5 năm triển khai Luật ATVSLĐ 2015, hệ thống
             pháp luật về ATVSLĐ đã tương đối hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước về
             ATVSLĐ được quan tâm đầy đủ hơn. Điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe

             người lao động từng bước được cải thiện. Tần suất tai nạn lao động đã giảm
             trong khu vực có quan hệ lao động, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng
             được loại trừ ở một số ngành có nguy cơ cao.


                  Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội,
             đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá
             nhân; đi kèm với những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong lĩnh vực sản xuất nói

             riêng. Do đó, các DNNVV trong cả nước vẫn cần nỗ lực rất nhiều để có thể
             từng bước đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ATVSLĐ tại cơ sở.

                  2. Bối cảnh quốc tế

                  Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh
             tế thế giới. Chúng ta đã tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết





             10
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16