Page 12 - Cuon 4
P. 12
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
17 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong đó các các Hiệp định quan trọng
như CPTPP, EVFTA…Song song với quá trình hội nhập, Việt Nam phải chấp
hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn lao động (tiêu chuẩn ATVSLĐ của Tổ chức
Lao động quốc tế, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế và trong các hiệp định
thương mại thế hệ mới).
Hiện nay, có khoảng 180 công ước quốc tế về lao động được Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) thông qua, trong đó có 08 công ước cơ bản, phân chia thành
04 nhóm chính:
Nhóm công ước về quyền tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
(Công ước số 87 và số 98).
- Nhóm công ước về xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức và lao
động bất công (Công ước số 29 và số 105).
- Nhóm các công ước về xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em (Công ước
số 138 và số 182).
- Nhóm công ước về xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc (Công ước
số 100 và số 111).
Tính đến 5/2021, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của ILO trong đó có
7/8 công ước cơ bản . ngoài ra còn có các công ước về quản trị và các công ước
1
về kỹ thuật. Đặc biệt trong năm 2019, Việt Nam thông qua 3 công ước trong đó
bao gồm 2 công ước kỹ thuật số 88 và 159. Đây là 2 công ước cơ bản về công
tác an toàn vệ sinh lao động.
Các tiêu chuẩn ATVSLĐ vẫn luôn là hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa
Việt Nam. Đặc biệt bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, dịch bệnh COVID-19
tràn lan, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng quyết liệt lại càng
kéo theo khả năng gia tăng các nguy cơ thường gặp và phi truyền thống gây
TNLĐ, BNN. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, trong đại dịch
COVID-19, năm 2020 “thế giới có thêm 76,2 triệu ca rối loạn lo âu và 53,2
triệu ca rối loạn trầm cảm, tương đương với mức tăng 27,6 % so với năm trước
1 Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO).
11