Page 9 - Cuon 4
P. 9
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
MỤC I.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HIỆN NAY
I. BỐI CẢNH
1. Bối cảnh trong nước
An toàn, vệ sinh lao động là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Đảm bảo sức khỏe, an toàn, vệ sinh lao động cho
người lao động là quyền hiến định (Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013 quy
định:“Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công
bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”), là một trong những
thước đo cho sự văn minh, tiến bộ của nền sản xuất của quốc gia, xã hội.
Ngày 15/12/1958, khi đi thăm nhà máy cơ khí Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “Phải bảo đảm an toàn lao động, vì người lao động là vốn quý nhất”.
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác ATVSLĐ,
coi công tác chăm lo, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng cho người lao
động là một trong những chủ trương, chính sách lớn, là một phần quan trọng
không thể tách rời của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội. Do đó, nhiều chỉ
thị, Nghị quyết, các chính sách pháp luật về ATVSLĐ đã được các cơ quan có
thẩm quyền ban hành, trong đó bao quát nhất là Luật ATVSLĐ.
Một số nội dung về công tác ATVSLĐ đã được nêu trong các văn kiện
cũng như văn bản quy phạm pháp luật như:
◆ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Đảng nêu rõ:
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý
thức chủ động bảo đảm ATVSLĐ cho cán bộ Đảng viên và nhân dân. Gắn công
tác ATVSLĐ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo
chỉ thị số 03/CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị, Ban hành các
tiêu chí chuẩn mực về ATLĐ, VSLĐ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tăng
cường công tác phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp và toàn xã hội.
8