Page 13 - Cuon 4
P. 13

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



             đó”. Điều đó đặt ra câu hỏi sức khỏe tâm thần có phải là một dạng bệnh nghề
             nghiệp và nhiệm vụ cấp bách phải làm là phòng ngừa, hạn chế các tác động
             tiêu cực này.

                  “Tuyên bố thế kỷ về tương lai việc làm” của ILO năm 2019 tại Hội nghị

             Lao động quốc tế tổ chức ở Geneva (Thụy Sỹ) ngay trước đại dịch bùng phát,
             chỉ rõ “Sự cân bằng giữa công việc và Cuộc sống” là vấn đề cần phải giải quyết
             trong thời đại hiện nay. Cùng với đó, một số những lĩnh vực hành động cụ thể

             được xác định bao gồm: tôn trọng các quyền cơ bản của người lao động, mức
             lương tối thiểu đủ sống, giới hạn tối đa về thời giờ làm việc, an toàn và sức
             khỏe trong lao động, những chính sách thúc đẩy việc làm thỏa đáng và tăng
             năng suất... Đây thực sự cũng là vấn đề vừa mang tính nhân văn vừa mang tính
             trách nhiệm mà Nhà nước, Doanh nghiệp, người lao động phải cùng nhau thực

             hiện để đảm bảo người lao động luôn được pháp luật bảo vệ, được hưởng lợi
             từ những thay đổi trong thế giới việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững
             và việc làm hiệu quả.

                  II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI DNNVV HIỆN NAY


                  1. Thực trạng

                  Tính đến hết 31/12/2020, Việt Nam có hơn 683.600  doanh nghiệp đang
                                                                         2
             hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, tăng 2,3% so với năm 2019; tổng
             số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,2 triệu người. Trong đó,
             DNNVV chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước .
                                                                                             3
             Hằng năm, các DN này tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao
             động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch
             xuất khẩu, trên 45% GDP cho nền kinh tế… DNNVV đã và đang đóng vai trò
             rất quan trọng, là động lực của nền kinh tế, nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng

             thu nhập cho người lao động (NLĐ), góp phần ổn định an sinh xã hội.

                  Đại dịch COVID-19 đã khiến rất nhiều DNNVV gặp khó khăn trong sản
             xuất, kinh doanh do các chi phí sản xuất, chi phí quản lý, đáp ứng với các điều
             kiện để thích ứng với quy định phòng chống dịch bệnh đều tăng lên. Số doanh


             2  Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế 2021 - Tổng cục Thống kê.
             3  Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.



             12
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18