Page 21 - Cuon 3
P. 21
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Vốn điều lệ
Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là
tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp
hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi
thành lập công ty cổ phần”. Như vậy vốn điều lệ có thể được góp đủ hoặc
góp sau khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với Công ty TNHH,
công ty cổ phần thì chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông phải góp
vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian
vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để
chuyển quyền sở hữu tài sản.
Pháp luật không quy định về mức tối thiểu hay tối đa của vốn điều
lệ mà người đăng ký doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh
doanh. Tuy nhiên ở một số địa phương do có tính đặc thù về đặc điểm
kinh doanh, tình hình phát triển, cơ quan quan đăng ký kinh doanh có
thể gợi ý hoặc yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu đối với một số ngành
nghề đặc biệt là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc đối với một
số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này nhằm đảm bảo cho
những doanh nghiệp này có mức vốn đủ để hoạt động tại địa phương này.
Vốn pháp định
Quy định về vốn pháp định được áp dụng đối với một số doanh nghiệp
có ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề,
vốn pháp định sẽ được quy định trong các văn bản chuyên ngành, theo
đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo có mức vốn tối thiểu mới đủ điều kiện
để được thành lập.
20