Page 24 - Cuon 3
P. 24
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không
phải chịu lệ phí trước bạ;
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải
được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng
biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.
Khi có thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
cần chú ý: Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển
nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua
tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường
hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
6. Lưu ý về người đại diện theo pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khi làm hồ sơ thành
lập công ty được đăng ký một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và
phải được quy định cụ thể trong Điều lệ về số lượng, chức danh quản lý
và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Ví dụ: A,B,C và D cùng nhau thành lập công ty cổ phần ABCD với
ngành nghề kinh doanh chính là thiết kế nội thất. Cả 4 người đều đăng
ký là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần ABCD. Trong
trường hợp này có thể đăng ký công ty ABCD có 4 người đại diện theo
pháp luật. Tuy nhiên, khi đăng ký cần nêu rõ chức danh của từng người
đại diện trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DNNVV CẦN LƯU Ý
1. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Nộp qua người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp
hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp một bộ hồ sơ tương ứng với loại
23