Page 17 - Cuon 3
P. 17
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
pháp luật” trong trường nhập thông tin “Ngành nghề kinh doanh” tại
website: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Thứ sáu, có giới hạn ngành nghề kinh doanh được đăng ký không?
Pháp luật không quy định về số lượng ngành nghề kinh doanh mà doanh
nghiệp được phép đăng ký. Tuy nhiên khi tiến hành kinh doanh ngành
nghề đó trên thực tế, doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện đầu
tư kinh doanh nếu có.
Lưu ý về đăng ký Ngành, nghề kinh doanh
Theo quy định Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những
ngành, nghề mà luật không cấm, tuy nhiên khi làm hồ sơ thành lập
Doanh nghiệp vẫn phải liệt kê danh mục ngành, nghề dự kiến kinh
doanh của mình. Vì vậy, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp cần liệt kê các ngành nghề theo Quyết định số 27/2018/QĐ-
TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 về việc ban hành hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam.
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề
kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành,
nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp giúp để phân biệt doanh nghiệp của bạn với doanh
nghiệp khác. Theo quy định của pháp luật tên doanh nghiệp phải viết
được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm
được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
16