Page 26 - Cuon 6
P. 26
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam cấm tất cả các hành vi gây phương hại
đến quyền tác giả của bên khác hoặc khai thác tác phẩm được bảo hộ khi
không được phép của chủ thể quyền. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp
ngoại lệ mà việc sử dụng tác phẩm của bên khác không bị coi là xâm quyền
(nguyên tắc “sử dụng hợp lý” – fair use). Doanh nghiệp cần nắm được quy
định về thế nào là xâm phạm quyền và các hành vi được coi là sử dụng hợp
lý để có thể tránh xâm phạm quyền của bên khác, có thể gây gián đoạn hoạt
động kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo Luật SHTT, các hành vi sau được coi là xâm phạm quyền tác giả: 30
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép
của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, trừ các trường hợp ngoại lệ.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh,
trừ các trường hợp ngoại lệ.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác
giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy
định của pháp luật, trừ các trường hợp ngoại lệ.
30 Điều 28, Luật SHTT.
25