Page 21 - Cuon 6
P. 21
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
• Tác phẩm âm nhạc; • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian;
• Tác phẩm sân khấu;
• Chương trình máy tính, sưu tập
• Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được dữ liệu.
tạo ra theo phương pháp tương tự (sau
đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển
chọn. Tác phẩm phái sinh theo các loại hình trên cũng sẽ được bảo hộ
17
giống như tác phẩm gốc, nếu không gây phương hại đến quyền tác giả
đối với tác phẩm gốc. 18
Bên cạnh việc phải thuộc một trong các loại hình nêu trên, để một tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm đó phải có tính nguyên gốc (là
tác phẩm gốc). Pháp luật Việt Nam không có định nghĩa rõ ràng thế nào là
tính nguyên gốc và tính chất này sẽ được xác định tùy theo từng loại hình
tác phẩm. Tuy nhiên, tính nguyên gốc của tác phẩm thường được hiểu là
thể hiện ở việc tác phẩm đó được tác giả tự mình độc lập sáng tạo ra mà
không sao chép từ tác phẩm khác và không bao gồm các yếu tố đã được
biết đến và sử dụng rộng rãi hoặc thuộc về công chúng. Một tác phẩm
hoàn chỉnh có thể được tạo thành bởi nhiều thành phần, nhưng chỉ những
phần có tính nguyên gốc mới được bảo hộ quyền tác giả.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả: 19
Các đối tượng sau sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả:
* Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;
17 Điều 4.8, Luật SHTT.
18 Điều 14.2, Luật SHTT.
19 Điều 15, Luật SHTT.
20