Page 27 - Cuon 6
P. 27
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền
lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt
tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ
thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu
quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử
có trong tác phẩm
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán
hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu
các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ
quyền tác giả đối với tác phẩm của mình
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả
Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT (“Dự thảo sửa
đổi Luật SHTT’) đang được xem xét để thông qua vào năm 2022, quy
định thế nào được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ được mở
rộng ra hơn nhiều. Cụ thể, các hành vi này sẽ được quy định chung là
các hành vi “xâm phạm quyền nhân thân/quyền tài sản” và bao gồm
thêm một số hành vi khác liên quan đến các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ
quyền (technical protection measures) và thông tin quản lý quyền (right
management information).
Các trường hợp ngoại lệ
26