Page 22 - Cuon 6
P. 22
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
* Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác
thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;
* Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên
lý, số liệu.
Chủ thể quyền tác giả
Chủ thể quyền tác giả bao gồm hai (2) chủ thể chính là tác giả (hoặc
đồng tác giả) và chủ sở hữu quyền tác giả. Trong đó:
* Tác giả hoặc đồng tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
Hiện nay, Việt Nam chưa công nhận tổ chức là tác giả của tác phẩm.
* Chủ sở hữu quyền tác giả: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là một
trong các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả hoặc đồng tác giả: Tác giả
hoặc các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ
thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm thì có cả quyền nhân thân và
quyền tài sản đối với tác phẩm. 20
Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách
ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả
khác thì có cả quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó. 21
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho
tác giả là người thuộc tổ chức mình hoặc giao kết hợp đồng với tác
giả: Đây là trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả có được quyền tác giả
thông qua thỏa thuận giao việc. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân
giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả là chủ sở
hữu quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản. 22
20 Điều 37, 38, Luật SHTT.
21 Điều 38.2, Luật SHTT.
22 Điều 39, Luật SHTT.
21