Page 101 - Cuon 6
P. 101
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Về các yêu cầu kháng cáo còn lại đề nghị không chấp nhận và
giữ nguyên bản án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại
phiên tòa; kết quả tranh luận tại phiên tòa; các qui định của pháp
luật, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng:
Tại phiên tòa phúc thẩm, phía nguyên đơn xin rút một phần yêu
cầu kháng cáo về số tiền bồi thường thiệt hại. Xét thấy đây là sự tự
nguyện của đương sự và không trái pháp luật. Vì vậy, Hội đồng xét
xử đình chỉ đối với phần yêu cầu kháng cáo này theo luật định.
[2] Về xem xét các yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn:
[2.1] Đối với yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn buộc Công ty
P, phải xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng, cụ thể là xin lỗi trên 03 báo gồm: Báo T, báo L, báo N
trong 03 số liên tiếp, Hội đồng xét xử xét thấy:
Do bị đơn đã có các hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng
công nghiệp “Hộp cao dán” và hành vi giả mạo nhãn hiệu AIKIDO
của Công ty T. Nên việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải xin lỗi,
cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng là có
cơ cở chấp nhận, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật
sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ chỉ qui định
tổ chức, cá nhân có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải xin lỗi, cải
chính công khai mà không qui định trong bao nhiêu báo và trong
bao nhiêu số liên tiếp nên Hội đồng xét xử nhận thấy để đảm bảo
quyền lợi cho các bên đương sự và phù hợp qui định của pháp luật
100