Page 124 - Cuon 1
P. 124
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Mặc dù, email ngày 21/3/2019 không phải là bản đối chiếu công
nợ nhưng bị đơn đã thừa nhận nội dung, tổng số tiền thanh toán theo
nội dung email là 305.611.000 đồng. Thực hiện theo nội dung email
này, bị đơn đã thực hiện 03 lần thanh toán cho nguyên đơn, cụ thể:
Ngày 22/3/2019: 70.000.000 đồng; ngày 08/4/2019: 73.000.000
đồng và ngày 10/5/2019: 50.000.000 đồng. Tổng số tiền đã thanh
toán là 193.000.000 đồng. Điều này chứng tỏ bị đơn đã thừa nhận
số tiền gia công cần phải thanh toán cho nguyên đơn và đã thực
hiện được một phần nghĩa vụ thanh toán. Bị đơn cho rằng vì hàng
hóa của nguyên đơn gia công phát sinh nhiều vấn đề nên không tiếp
tục thanh toán theo nội dung email ngày 21/3/2019 nhưng không
gửi bất kỳ khiếu nại về chất lượng hàng hóa hoặc giao hàng trễ cho
nguyên đơn theo quy định tại Điều 318 Luật Thương mại. Do đó,
để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn cần buộc bị
đơn thanh toán cho nguyên đơn số tiền 112.611.000 đồng.
Do các bên không thống nhất được mức lãi suất nên mức lãi
được tính theo lãi suất cho vay ngắn hạn trung bình cộng của ba
ngân hàng tại địa phương, cụ thể là:
Mức lãi do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –
Chi nhánh KCN Sóng Thần áp dụng đối với loại vay ngắn hạn:
7,5%/năm:
Mức lãi cho vay của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
– Chi nhánh Nam Bình Dương áp dụng đối với loại vay ngắn hạn:
7,8%/năm:
Mức lãi cho vay của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam
– Chi nhánh CN Bình Dương áp dụng đối với loại vay ngắn hạn:
9%/năm:
123