Page 122 - Cuon 1
P. 122
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Ngoài chứng cứ mà nguyên đơn đã giao nộp là Hợp đồng gia
công ngày 22/12/2018, phụ lục hợp đồng ngày 22/12/2018; email
ngày 21/9/2020 và sao kê tài khoản, nguyên đơn không cung cấp
thêm chứng cứ nào khác.
Tuy nhiên, xét về mặt thực tế:
Nguyên đơn và bị đơn đều xác định, từ sau ngày 21/3/2019 giữa
nguyên đơn và bị đơn không phát sinh thêm đơn hàng gia công nào
nhưng không thực hiện việc đối chiếu công nợ. Quá trình thực hiện
hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn đã thực hiện rất nhiều đơn
hàng nhưng không tuân thủ việc lập phụ lục hợp đồng theo quy
định tại Hợp đồng gia công ngày 22/12/2018. Ngày 21/3/2019 bị
đơn đã gửi email từ địa chỉ: [email protected] đến
địa chỉ email của nguyên đơn: [email protected] với nội
dung: “Do mã hàng #11037, #11037PL, #IJ99002 của Quý công ty
may gia công cho chúng tôi. Hiện tại, bên khách hàng báo về cho
công ty chúng tôi những mã hàng trên hàng bị lỗi tem nhãn, với
bung chỉ sút rất nhiều mà Công ty chúng tôi vẫn không có trừ tiền
của Quý công ty. Còn mã hàng #351004 do Quý Công ty xuất hàng
chậm nên hàng phải đi Air, chi phí hàng đi Air rất nhiều. Nên vấn
đề thanh toán tiền gia công cho Quý công ty cũng bị chậm lại theo
lịch thanh toán sau:
1) Ngày 22/03/2019: Thanh toán 70.000.000 đ 2) Ngày
05/04/2019: Thanh toán 73.986.000 đ 3) Ngày 10/4/2019: Thanh
toán 80.000.000 đ 4) Ngày 25/04/2019: Thanh toán 81.625.000
đ Sau khi công ty chúng tôi tất toán xong tiền may gia công cho
Quý công ty vào ngày 25/04/2019. Đề nghị Quý công ty trả lại cho
công ty chúng tôi 2 máy vắt sổ 5 chỉ.” Tại Điều 13 Luật Giao dịch
121