Page 128 - Cuon 1
P. 128
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
tử, 99% doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu tham gia thực hiện thủ tục
hải quan điện tử và thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 97,1%
tổng số thu ngân sách của toàn ngành. Tích cực triển khai dịch vụ công
trực tuyến, 172/193 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan (chiếm
89% số lượng thủ tục hành chính) đã được cung cấp DVC trực tuyến mức
độ 3 và 4 (trong đó, có 163 thủ tục hành chính được cung cấp DVC trực
tuyến mức độ 4) cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết
quả trực tuyến thông qua mạng Internet... Hải quan Việt Nam phát triển
theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả. Các hoạt động
quản lý, nghiệp vụ cốt lõi của ngành hải quan đều đã được tin học hóa và
thực hiện bằng phương pháp điện tử. Trong đó, nổi bật là thực hiện thủ
tục hải quan bằng phương pháp điện tử thông qua Hệ thống thông quan
tự động VNACCS/VCIS; thực hiện thanh toán bằng phương thức điện
tử với phương châm mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; thực hiện giám
sát quản lý hải quan tự động tại các cảng biển và cảng hàng không; đẩy
mạnh cung cấp DVC trực tuyến; triển khai cơ chế một cửa quốc gia và
ASEAN v.v.
Năm 2009, Tổng cục Thuế triển khai thí điểm kê khai thuế qua mạng
Internet, áp dụng chữ ký số công cộng. Từ cuối năm 2018, hệ thống khai
thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi
cục thuế trực thuộc. Đến nay, đã có 99% doanh nghiệp tham gia khai
thuế điện tử; phối hợp với 54 ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ
nộp thuế điện tử. Việc hoàn thuế điện tử cũng được trên 93% số doanh
nghiệp hoàn thuế tham gia. Đối với các thủ tục hành chính về thuế của
doanh nghiệp đã được thực hiện qua phương thức điện tử với 133/304
thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến đạt mức độ 3, mức độ 4.
Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, lại là
tháng cao điểm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập
127