Page 216 - Cuon 4
P. 216
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
+ Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo
với cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh
vùng truy vết tại cơ sở lao động.
+ Các trường hợp người lao động bị cách ly, cần thông báo tình hình sức
khỏe hàng ngày về cán bộ đầu mối phòng, chống dịch tại đơn vị.
+ Người lao động nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… không được
đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm
khi hết các triệu chứng.
- Sắp xếp người lao động cố định theo phân xưởng, ca làm việc và khi đưa
đón người lao động.
- Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc đảm bảo khoảng
cách, giãn cách theo quy định. Có cơ chế cho phép người lao động làm việc
tại nhà.
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu định kỳ hàng tuần cho người lao động theo
quy định.
- Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho người lao động.
4. Phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong khu vực làm việc, sản
xuất.
- Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu
vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc. Đối với các bộ
phận có tiếp xúc với nhiều người: Lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt; Bố
trí dung dịch sát khuẩn tay.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, hoạt động
tập trung đông người dưới hình thức trực tuyến (online) hoặc tuân thủ các quy
định về phòng, chống dịch khi tổ chức các cuộc họp.
- Tùy theo thiết kế nhà xưởng, văn phòng mà thực hiện tăng cường
thông khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng
điều hòa trong phòng kín, sau khi kết thúc ngày làm việc phải mở cửa tạo
sự thông thoáng.
- Thực hiện đeo khẩu trang đối với 100% người lao động trong suốt thời
gian làm việc, ca sản xuất.
215