Page 86 - Cuon 3
P. 86
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
4. Giải quyết tranh chấp trong thương mại của Toà án
Thẩm quyền của Toà án về giải quyết các tranh chấp trong thương
mại được pháp luật phân định theo Tòa án các cấp, theo lãnh thổ và theo
15
sự lựa chọn của nguyên đơn.
(i). Tòa án nhân dân cấp huyện
Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp
về kinh doanh, thương mại theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự
năm (2015), bao gồm: tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận.
(ii). Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm các tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo Điều 30 Bộ luật tố
tụng dân sự (2015), trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân
sự (2015) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi
xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh tại Toà án
Thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Toà án
cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
lao động (gọi chung là thủ tục giải quyết vụ án), gồm có:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện
và thụ lí vụ án; hoà giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm.
15 Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự
(2015).
85