Page 84 - Cuon 3
P. 84
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Ví dụ:
Công ty TNHH HH sắp tới có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với
công ty Cổ phần TN. Để chuẩn bị cho việc soạn thảo hợp đồng, công ty
TNHH HH có tìm hiểu các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
như hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Trong các hình thức này,
công ty TNHH HH thấy hình thức trọng tài thương mại rất linh hoạt và
có nhiều ưu điểm.
Hỏi: Nếu muốn lựa chọn hình thức trọng tài thương mại làm hình
thức giải quyết tranh chấp thì phải làm như thế nào ?
Gợi ý trả lời:
Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: « Điều kiện giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả
thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân
chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối
với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải
chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách
hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực
đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác.”
Điều 16 Luật trọng tài 2010 quy định về hình thức thoả thuận trọng
tài như sau:
“1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều
khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
83