Page 82 - Cuon 3
P. 82
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc
các bên nêu trên, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một
Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ vụ tranh chấp
Để đảm giá trị pháp lý tốt nhất đối với các quyết định cũng như phán
quyết trọng tài, pháp luật đòi hỏi trước khi xem xét nội dung vụ tranh
chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài;
thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm
quyền của mình.
Để sáng tỏ tình tiết khách quan của vụ tranh chấp và có thể định
hướng các bên đạt được thoả thuận hoặc đưa ra một phán quyết đúng đắn
nhất nhằm loại bỏ tranh chấp, Hội đồng trọng tài có thẩm quyền sau:
(i). Xác minh sự việc từ các bên tranh chấp hoặc từ người thứ ba
(ii). Tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ
(iii). Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bước 4: Phiên họp giải quyết tranh chấp
Bước 5: Phán quyết trọng tài
Hội đồng trọng tài ra phán quyết bằng cách biểu quyết theo nguyên
tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết
trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
81