Page 88 - Cuon 3
P. 88

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



               phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

                    Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật
               này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

                    1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

                    2. Có thiệt hại thực tế;


                    3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

                    Trong trường hợp này công ty B đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng dẫn
               đến thiệt hại cho công ty A là 80.000.000đ vì vậy công ty A có thể đòi bên
               B phải bồi thường thiệt hại.

                    2. Tranh chấp này không thể đưa ra giải quyết tại trọng tài Trọng tài

               thương mại vì không có thỏa thuận giải quyết tại Trọng tài thương mại.

                    Nếu đưa ra Trọng tài thương mại thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5
               Luật Trọng tài thương mại (2010) về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng

               Trọng tài thì Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có
               thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau
               khi xảy ra tranh chấp

                    Điều kiện để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại là phải có

               thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và thoải thuận
               này không bị vô hiệu.

                    Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có thể lựa chọn

               trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế.

                    3. Trường hợp A hoặc B đưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết theo quy
               định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

                    Như vậy, nếu A đưa đơn kiện thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là

               Tòa án TP.A tỉnh H. Trường hợp hai bên có quyền tự thỏa thuận với nhau
               bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của bên A giải quyết thì
               Tòa án giải quyết là Tòa án TP. B tỉnh T.


                    Tương tự với trường hợp B đưa đơn kiện ra Tòa.



                                                                                              87
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93