Page 14 - Cuon 3
P. 14
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
2. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hiện nay, để xác định ngành nghề kinh doanh phù hợp với định
hướng hoạt động của doanh nghiệp mình, các cá nhân, tổ chức căn cứ vào
Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết
định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Một
số người thành lập doanh nghiệp vẫn gặp lúng túng trong việc xác định
ngành, nghề kinh doanh. Do vậy, khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh
cần lưu ý về nguyên tắc chung giúp người thành lập doanh nghiệp bớt
phần nào khó khăn trong việc xác định ngành nghề kinh doanh như sau:
Thứ nhất, khi xác định ngành, nghề kinh doanh, cần dựa vào đặc
trưng hoạt động kinh doanh thể hiện bằng quy trình hoạt động (sản xuất,
mua bán, cung cấp dịch vụ,…), nguyên liệu đầu vào là gì và sản phẩm
đầu ra như thế nào.
Thứ hai, khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp
phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam. Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp đăng ký bằng mã
ngành cấp 4 (có 4 số); phần tên ngành ghi tên ngành tương ứng với mã
ngành cấp 4 và diễn giải chi tiết dựa theo nội dung hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định
số 27/2018/QĐ-TTg.
Ví dụ: Khi muốn đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ vật liệu xây
dựng, trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg sẽ có mã ngành nghề như sau:
4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị
lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa
hàng chuyên doanh
47521 Bán lẻ đồ ngũ kim trong các cửa hàng
chuyên doanh
13