Page 165 - Cuon 3
P. 165
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ công ty nhận sáp nhập
và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định.
Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho
người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần
từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công
ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập,
trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận
sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp
pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
- Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại;
công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu
trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
1.3. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp và gửi tới cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở
chính để tiến hành thủ tục. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng sáp nhập
- Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, biên
bản họp hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
về việc sáp nhập doanh nghiệp;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần,
Quyết định của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên
trở lên về việc sáp nhập doanh nghiệp;
164