Page 163 - Cuon 3
P. 163
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau
khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải
thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá
hai năm.
- Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của
doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt
động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng
Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh đã đăng ký.
II. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì doanh nghiệp có
thể được tổ chức lại theo các hình thức sau:
- Sáp nhập doanh nghiệp
- Hợp nhất doanh nghiệp
- Chia doanh nghiệp
- Tách doanh nghiệp
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Quy định về tổ chức lại doanh nghiệp là cơ sở pháp lý tạo điều kiện
cho doanh nghiệp phát triển thuận lợi, hiệu quả và đa dạng. Quy định
về tổ chức lại áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp có thể có sự khác
nhau phù hợp với đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Luật Doanh
nghiệp quy định về tổ chức lại doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng những
quy định và sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi pháp nhân trong
Bộ luật Dân sự.
162