Page 161 - Cuon 3
P. 161
CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
(VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)
D. TẠM NGỪNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có các
phương án kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn. Phương án đó có thể
là tạm ngừng kinh doanh hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
I. TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp doanh nghiệp có thể làm hồ
sơ tạm ngừng kinh doanh nếu gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì thời gian tạm ngừng
hoạt động của doanh nghiệp dưới 1 năm và có thể được gia hạn thêm nếu
doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nếu trong thời gian tạm
ngừng doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại thì chỉ cần làm văn bản thông
báo gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi
doanh nghiệp có trụ sở chính để thông báo về việc hoạt động trở lại.
1. Quy trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông
báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh
doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày trước ngày
tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường
hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu
cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ
số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực
hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp
doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
160