Page 10 - Cuon 3
P. 10

CẨM NANG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
               (VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THÀNH LẬP, HUY ĐỘNG VỐN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP)



                               PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN

               KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - NHỮNG VẤN ĐỀ DNVV CẦN LƯU Ý





                    I.  NHỮNG VẤN  ĐỀ  PHÁP  LÝ  CƠ  BẢN  KHI THÀNH  LẬP

               DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý

                    1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp


                    Những cá nhân muốn khởi nghiệp họ thường tập trung nhiều vào việc
               xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển ý tưởng. Các vấn đề pháp lý

               phát sinh khi muốn triển khai dự án dường như chưa được chú trọng lắm.
               Nhiều dự án có ý tưởng kinh doanh rất tốt, rất phù hợp với xu hướng của

               xã hội, nhưng do cách tiếp cận thị trường chưa thực sự quan tâm đến các
               vấn đề pháp lý nên bước đầu tổ chức, vận hành doanh nghiệp, triển khai

               kế hoạch kinh doanh gặp nhiều khó khăn trên thực tế.

                    Trước tiên, việc hiểu về doanh nghiệp và lựa chọn được loại hình

               doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh là một vấn đề rất quan
               trọng. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu điểm, nhược điểm riêng
               và cũng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân hay nhóm cá nhân kinh

               doanh. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp giúp cá nhân/

               nhóm cá nhân kinh doanh phụ thuộc vào quy mô, tính chất và mục đích
               kinh doanh.

                    Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến: Công ty trách nhiệm

               hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
               viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Bên

               cạnh đó, mô hình Hộ kinh doanh cũng được nhiều người khởi nghiệp
               quan tâm và muốn lựa chọn. Để người khởi nghiệp lựa chọn được loại

               hình phù hợp thường dựa trên những mục đích đã đề ra, những vấn đề
               gặp phải hay chiến lược kinh doanh mà nhà khởi nghiệp đề ra để phát





                                                                                               9
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15