Page 62 - Cuon 6
P. 62
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so
với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh
chụp hoặc bản vẽ;
- Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương
án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc
điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
- Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu
dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của
từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
- Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo
dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu
dáng công nghiệp tương tự đã biết.
Trình tự, thủ tục
Để có thể được xem xét cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
cho hình dáng bên ngoài sản phẩm, doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký
đến Cục SHTT.
Tại Việt Nam, có hai (2) thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp chính
mà doanh nghiệp có thể sử dụng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp:
* Đăng ký quốc gia: Nộp đơn đăng ký quốc gia tại Cục SHTT và
được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trên lãnh
thổ Việt Nam.
Đơn đăng ký quốc gia có thể được nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc văn
phòng đại diện của Cục SHTT, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến
tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục SHTT. 117
117 http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do
61