Page 65 - Cuon 6
P. 65
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
• Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm trên.
• Nhập khẩu sản phẩm nêu trên.
Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp 123
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu
dáng công nghiệp:
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công
nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực
của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy
định về quyền tạm thời.
Trường hợp người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng
kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích
thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp
đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình
đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn
trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng
hoặc tiếp tục sử dụng.
- Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo
vẫn tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp thì khi Bằng độc quyền kiểu
dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền
yêu cầu người đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải trả một khoản tiền
đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công
nghiệp đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền ngăn cấm các hành vi
nêu trên, ngoại trừ trong các trường hợp sau: 124
123 Điều 126, Luật SHTT.
124 Điều 125.2, Luật SHTT.
64