Page 60 - Cuon 6
P. 60
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
h. Giới hạn quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Ngoài các yếu tố nêu tại Mục 3.1, quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp còn có thể bị giới hạn bởi quyền của người sử dụng trước.
Trường hợp trước ngày nộp đơn của kiểu dáng công nghiệp mà có
người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu
dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng
ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền
sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền
tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã
sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả
tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc
thực hiện quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không
bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, 112
và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không thể thực thi quyền đối với
người có quyền sử dụng trước.
i. Trình tự, thủ tục đăng ký
Quyền nộp đơn đăng ký
Những chủ thể sau có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: 113
• Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình.
• Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Người có quyền đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho
tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế
hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn
đăng ký.
112 Điều 134.1, Luật SHTT.
113 Điều 86, Luật SHTT.
59