Page 113 - Cuon 6
P. 113

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  3.6. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý

                  a. Định nghĩa


                  Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
             vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.       148

                  Chỉ dẫn địa lý hay bị nhầm lẫn với nhãn hiệu tập thể do đều mang tên

             địa danh gắn liền với sản phẩm xin đăng ký. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý chỉ
             bao gồm tên địa danh, chứ không bao gồm tên sản phẩm. Ví dụ, chỉ dẫn

             địa lý Phú Quốc, đăng ký cho sản phẩm nước mắm; chỉ dẫn địa lý Vinh,
             đăng ký cho sản phẩm cam quả.


                  b. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý              149

                  Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn

             địa lý:

                  - Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận

             thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;

                  - Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không
             được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;


                  - Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo
             hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc

             ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện
             thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;


                  - Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc
             địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.









             148   Điều 4.22, Luật SHTT.
             149   Điều 80, Luật SHTT.



             112
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118