Page 111 - Cuon 6
P. 111
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Như vậy các chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra để chứng minh bị đơn
có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “F” mà nguyên đơn
được bảo hộ theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ là có căn cứ.
Từ phân tích trên, các nội dung khởi kiện của nguyên đơn đối với
bị đơn là có căn cứ được chấp nhận là:
Chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm: Dịch
vụ du lịch. Buộc tiêu hủy card visite, tờ quảng cáo, bản đồ du lịch,
tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản phẩm:
Dịch vụ du lịch. Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu F trong nhóm sản
phẩm Dịch vụ du lịch trong tên trang web www.Ftravel.com.vn và
trong trang web này.
Buộc đăng lời xin lỗi và cải chính công khai về việc sử dụng nhãn
hiệu F của Công ty CP H trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch trên
báo Nhân dân và Hà Nội Mới trong 3 số liên tiếp.
Bị đơn phải chịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Vì các
lẽ trên,
Áp dụng:
QUYẾT ĐỊNH
- Điều 29; Điều 34; Điều 131; Điều 199; Điều 202; Điều 245- Bộ
luật tố tụng dân sự.
- Điều 751; Điều 752- Bộ luật dân sự.
- Điều 121; Điều 123; Khoản 5 Điều 124; khoản 1 Điều 125; khoản
1Điều 129; Điều 198; Điều 199; Điều 200; Điều 202; Điều 203-
Luật sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định và hướng
dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày
30/12/2010 sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
110