Page 59 - Cuon 1
P. 59
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Googgle, Hotmail..có văn phòng đại diện hoặc trụ sở tại Việt Nam, hơn
nữa, các công ty dịch vụ này đa số được thành lập tại Mỹ, châu Âu, nên
họ có thái độ tôn trọng và hợp tác với cơ quan tài phán khi có yêu cầu. Do
vậy, nếu các doanh nhân liên quan đến một vụ tranh chấp, có thể mạnh
dạn cung cấp thông điệp dữ liệu gốc có liên quan cho cơ quan tài phán.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, thì việc doanh nhân sử dụng các
phương tiện điện tử để gửi thông điệp dữ liệu phục vụ kinh doanh là hành
vi phổ biến, do vậy việc cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) chấp nhận
tính khách quan, xác thực, hiệu lực pháp lý đầy đủ của thông điệp dữ liệu
gốc cũng là vấn đề tự nhiên, khi Bộ luật Dân sự, Luật Công nghệ Thông
tin, Luật Giao dịch Điện tử đã đề cập, viện dẫn đầy đủ căn cứ pháp lý
về các giao dịch thông qua phương tiện điện tử, thông điệp dữ liệu. Việc
cơ quan tài phán nhanh chóng áp dụng cách giải quyết này sẽ làm cho
một vụ tranh chấp hoặc việc dân sự được giải quyết toàn diện, chính xác,
nhanh gọn và khách quan hơn, nâng cao tính pháp quyền hiện đại trong
hoạt động của hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng nước ta.
Ví dụ: Từ năm 2008 đến năm 2010, công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu A ( Sau đây gọi là công ty A) tại TP. Hà Nội và công ty TNHH
truyền hình B ( Sau đây gọi là công ty B) tại tỉnh Quảng Ninh tiến
hành mua bán các thiết bị liên quan đến truyền hình qua email trao
đổi. Đến ngày 01/06/2011, hai bên tiến hành đối chiếu công nợ và
thanh lý các phiếu xuất kho trước đây. Do đó, đảm bảo việc tổng
kết số thiết bị đã xuất kho, hai bên ký hợp đồng mua bán thiết bị số
90 – 11/ HĐKT và xuất hóa đơn số hàng hóa đã chuyển. Từ đó đến
nay, các bên không tiến hành mua bán bất kỳ thiết bị nào nữa. Sau
nhiều lần công ty A mới yêu cầu thanh toán theo hợp đồng và phiếu
xuất kho nhưng công ty B không thực hiện. Đến ngày 30/11/2012
58