Page 55 - Cuon 1
P. 55
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
không gian nhỏ. Cần nhiều nhân viên hơn để vận hành, nhiều gian trưng
bày và kho hàng cần được xây dựng thêm. Điều này mất nhiều thời gian và
công sức Tuy nhiên, trong TMĐT, khả năng linh hoạt để mở rộng và phát
triển dễ dàng hơn rất nhiều, việc nâng cấp mở rộng rất thuận tiện, nhanh
chóng. Cửa hàng TMĐT vẫn duy trì hoạt động trong lúc nâng cấp hệ thống.
2. Pháp luật về thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp
lý cho TMĐT, đó là Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch
điện tử. Bên cạnh đó, hoạt động TMĐT và việc giải quyết các tranh chấp
trong lĩnh vực TMĐT còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như; Luật
Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật Hình
sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Bảo vệ người tiêu dùng
năm 2010; Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh
nghiệp năm 2014. Đến nay, có những luật đã thay đổi nhưng vẫn giữa
nguyên giá trị pháp lý về giao dịch điện tử như: Bộ luật dân sự 2015, Bộ
luật Lao động, Luật doanh nghiệp 2020… Bên cạnh đó, cùng với sự tác
động của đại dịch covid 19 thì nhu cầu về thương mại điện tử ngày càng
tăng, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều thiếu sót trong hệ thống pháp luật.
II. THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU
1. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Hiện nay, trong quá trình hòa nhập nền kinh tế toàn cầu, việc các
doanh nhân thực hiện các giao dịch thương mại, dân sự thông qua các
phương tiện điện tử đã dần trở thành một xu hướng phổ biến, bởi tính
nhanh gọn, hiệu quả của hình thức này.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại Việt Nam các cơ quan tài phán (tòa
án, trọng tài thương mại) chưa mạnh dạn nhìn nhận tính pháp lý đầy đủ
54