Page 133 - Cuon 1
P. 133
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
tra cứu tình hình xử lý hồ sơ thuế điện tử theo mã giao dịch điện tử…và
mở rộng việc kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan thuế với các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận
và giải quyết TTHC thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử
như quy định về kết nối trao đổi, dữ liệu điện tử giữa cơ quan thuế với các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận và giải
quyết TTHC thuế cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử (Như tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký thuế điện tử đồng thời với đăng ký kinh
doanh theo cơ chế một cửa liên thông; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ khai
thuế cùng với hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính theo cơ chế một cửa liên
thông; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế điện tử theo
cơ chế một cửa liên thông; Thông tin trao đổi, cung cấp giữa cơ quan thuế
với Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, ngân hàng,
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; Trao đổi và cung cấp
thông tin giữa cơ quan thuế và tổ chức ủy nhiệm thu; Tra soát, đối soát, xử
lý sai sót và điều chỉnh thông tin, dữ liệu trao đổi, cung cấp…).
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính luôn là đơn vị đi đầu trong triển
khai, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt tập trung đẩy mạnh dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 trong lĩnh vực thuế. Các giao dịch điện tử
trong lĩnh vực thuế góp phần rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện
cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm sự công khai, minh bạch,
thúc đẩy thực hiện thanh toán, thu nộp các khoản ngân sách theo phương
thức không dùng tiền mặt, hướng đến nền tài chính số, kinh tế số trong
thời gian tới.
132