Page 130 - Cuon 1
P. 130
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
nhiều lợi ích cho người sử dụng như giảm chi phí in, gửi, bảo quản, lưu
trữ; thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu, quản trị kinh
doanh, rút ngắn thời gian thanh toán do việc lập, gửi/nhận hoá đơn được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử; góp phần hiện đại hóa công
tác quản trị doanh nghiệp. Từ khi triển khai đã giúp các doanh nghiệp rút
ngắn thời gian kê khai và nộp thuế, mang đến cho người nộp thuế những
trải nghiệm dịch vụ trọn vẹn hơn.
Ngành Hải quan triển khai ứng dụng GDĐT từ rất sớm từ năm 2005.
Trước đây thủ tục hải quan mất hàng giờ để hoàn thành, đến nay chỉ mất
vài giây để hoàn thành việc phân luồng. Hệ thống VNACCS/VCIS ở mức
độ rất cao tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc với hơn
99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai và thời gian tiếp
nhận, xử lý, trả kết quả trong thời gian chỉ từ 1-3 giây. Tính đến ngày
12/6/2020, Việt Nam đã gửi đi các nước ASEAN 384.365 C/O điện tử.
Kể từ khi triển khai vào năm 2018, cơ chế một cửa ASEAN đã tiết kiệm
được khoảng 5,7 triệu USD chi phí chuyển phát nhanh cho doanh nghiệp.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương về xây dựng Chính phủ điện tử ngành
tài chính, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng
dẫn thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Các nội dung cải cách
trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử lĩnh vực thuế,
thể hiện ở một số nội dung chính như phạm vi điều chỉnh, phương thức
thực hiện, hồ sơ, chứng từ, kết nối và hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện
các giao dịch điện tử. Theo đó, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), Thông tư
bổ sung các TTHC thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để người
nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với: Xác nhận
việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; bù trừ tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; miễn thuế, giảm thuế; miễn tiền chậm
129